Heading là gì? Hướng dẫn tối ưu thẻ Heading chuẩn SEO

Heading là gì? Hướng dẫn tối ưu thẻ Heading chuẩn SEO

Tối ưu hóa Heading là một phần không thể thiếu trong chiến lược SEO Onpage của bạn. Tuy nhiên, việc đặt các thẻ Heading sao cho đáp ứng chuẩn SEO là một khía cạnh mà không phải seoer nào cũng làm đúng và chuẩn.

Hôm nay, GuugoSEO sẽ đồng hành cùng bạn để hiểu rõ hơn về khái niệm Heading là gì? Đồng thời hướng dẫn bạn cách sử dụng các thẻ Heading một cách tối ưu và hiệu quả giúp các chiến dịch seo đạt được thành công như mong muốn.

Heading là gì?

Heading là một khái niệm quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc nội dung khi triển khai viết bài chuẩn Seo. Heading chính là các thẻ (tag) từ H1 đến H6 trong HTML giúp phân chia bố cục 1 bài viết rõ ràng rành mạch. Hiểu đơn giản nó chính là tiêu đề các đoạn văn, 1 bài văn hoàn chỉnh là sự gắn kết xuyên xuyên, hợp lý của các thẻ. 

Trong chiến lược SEO, việc ưu tiên sử dụng các thẻ Heading cũng có sự khác biệt, đặt ưu tiên giảm dần từ H1, H2, H3, H4, H5 đến H6.
Ưu tiên sử dụng các thẻ Heading bằng cách đặt thứ tự ưu tiên giảm dần từ H1, H2, H3, H4, H5 đến H6

Một cách dễ hiểu hơn, bạn có thể liên tưởng các thẻ Heading như các tiêu đề trong mục lục của một cuốn sách. Chẳng hạn, H1 sẽ là tiêu đề chính của cuốn sách, H2 là các tiêu đề của từng chương, trong khi H3 đến H6 sẽ là các tiêu đề con của các chương đó.

Việc đánh dấu các phần trong bài viết bằng các thẻ Heading giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về sự quan trọng và mối liên hệ giữa các phần trong nội dung của bạn. Điều này cũng giúp cải thiện khả năng xuất hiện của bài viết trên các kết quả tìm kiếm và tạo ra cấu trúc nội dung hợp lý và dễ đọc cho người đọc.

Cách kiểm tra thẻ Heading trên website một cách đơn giản

Sau khi đã hiểu rõ về ý nghĩa của thẻ Heading và vai trò của nó trong SEO, bước tiếp theo là tìm hiểu cách kiểm tra các thẻ Heading trên trang web của bạn. Dưới đây là hai phương pháp đơn giản để thực hiện việc này:

Cách 1: Kiểm tra thẻ Heading trong mã nguồn trang web

Bước 1: Bôi đen các thẻ muốn kiểm tra.Cách kiểm tra thẻ heading

Bước 2: Bấm vào từ Kiểm tra bạn sẽ check được tên thẻ

Cách kiểm tra thẻ heading p2

Cách 2: Sử dụng công cụ SEO để kiểm tra thẻ Heading

Một số công cụ hữu ích để kiểm tra thẻ Heading trên trang web là:

1. SEO Quake

Nhấp vào tiện ích SEO Quake trong thanh trình duyệt và chọn “Diagnosis” (Chuẩn đoán). 

Kiểm tra thẻ Heading bằng Extention Seoquake
Kiểm tra thẻ Heading bằng Extention Seoquake

Sau đó, nhấn vào “View others” (Xem các tiêu đề khác) để hiển thị toàn bộ cấu trúc thẻ Heading trên trang web.

Xem toàn bộ thẻ Heading của một landing page với Seoquake
Xem toàn bộ thẻ Heading của một landing page với Seoquake

2. Web Developer

Bạn có thể nhấp vào công cụ Web Developer trong thanh trình duyệt và chọn “Outline”, sau đó tiếp tục chọn “Outline Headings”. Trang web sẽ hiển thị các ô màu xanh để chỉ ra vị trí chính xác của từng thẻ Heading.

Kiểm tra thẻ heading bằng công cụ Web Developer
Kiểm tra thẻ heading bằng công cụ Web Developer

3. Screaming Frog

Nhấp vào tab “H1” trong công cụ Screaming Frog để hiển thị tất cả thông tin liên quan đến thẻ H1 trên trang web cụ thể, bao gồm:

  • All (Tất cả): Liệt kê tất cả các trang trên website cần có thẻ H1.
  • Missing (Thiếu): Xác định các trang trên website thiếu thẻ H1.
  • Duplicate (Trùng): Hiển thị danh sách các trang có thẻ H1 trùng nhau.
  • Multiple (Nhiều): Danh sách các trang trên website có nhiều hơn một thẻ H1.
  • Over 70 characters (Trên 70 ký tự): Liệt kê các trang có thẻ H1 với nội dung dài hơn 70 ký tự.
Check thẻ heading của website bằng Screaming Frog
Check thẻ heading của website bằng Screaming Frog

Tận dụng các phương pháp trên sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra và xác định các thẻ Heading trên trang web, từ đó đảm bảo cấu trúc nội dung rõ ràng và tối ưu hóa SEO một cách hiệu quả.

Chiến lược tối ưu Heading để nâng cao hiệu quả SEO

Việc tạo Heading không có công thức chung, tuy nhiên, việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong việc đặt và sử dụng các thẻ H (Heading) là rất quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn cần nắm vững:

Thẻ Heading 1 (H1)

  • Thẻ H1 phải đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu, nội dung của nó nên tóm tắt toàn bộ bài viết.
  • Thẻ này bắt buộc phải chứa từ khóa chính của bài viết.
  • Mỗi bài viết chỉ được sử dụng duy nhất một thẻ H1.
  • Tránh trùng lặp nội dung của H1 với URL hoặc tiêu đề (title) của bài viết.

Thẻ Heading 2 (H2)

  • Thẻ H2 là con của H1 và giúp tạo cấu trúc bài viết mạch lạc và rõ ràng hơn.
  • Chứa từ khóa chính và có thể kèm theo các từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing).
  • Nên sử dụng ít nhất 2 thẻ H2 trở lên để đảm bảo tính logic cho bài viết.

Thẻ Heading 2 (H2)

Thẻ Heading 3 (H3)

  • Thẻ H3 là con của H2 và cháu của H1, giúp làm rõ ý nghĩa cho các tiêu đề H2.
  • Cần phải có ít nhất 2 thẻ H3 trở lên để giữ tính logic trong bài viết.
  • Nên làm nổi bật thẻ H3 bằng cách in đậm nội dung và chèn thêm các từ khóa LSI vào H3.

Thẻ Heading 3 (H3)

Thẻ Heading 4, 5, 6 (H4, H5, H6) ít khi sử dụng

  • Các thẻ H4, H5, H6 giúp chia nhỏ và làm rõ nội dung bài viết, đặc biệt khi bài viết có nội dung phức tạp.
  • Thường sử dụng thẻ H5, H6 cho các bài viết có số lượng từ lớn và cần tạo thêm các cấu trúc phụ.

Thẻ Heading 4, 5, 6 (H4, H5, H6) ít khi sử dụng

Với việc tuân thủ các nguyên tắc này, bạn sẽ có một cấu trúc Heading hợp lý và tối ưu hóa hiệu quả SEO cho bài viết. Điều này giúp công cụ tìm kiếm sẽ hiểu rõ hơn về nội dung của bạn và cải thiện khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, đồng thời thu hút độc giả một cách tốt nhất.

Cách viết thẻ Heading hấp dẫn và thu hút người đọc

Việc tạo một thẻ Heading hấp dẫn không chỉ giúp làm rõ nội dung chủ đề mà còn có thể tạo sự hứng thú và tăng tương tác cho trang web. Dưới đây là ba phong cách viết thẻ Heading hấp dẫn mà bạn nên thử:

Thẻ Heading dạng câu hỏi (Question headings)

Loại Heading này đặt câu hỏi nhằm khơi gợi sự tò mò và truyền đạt vấn đề cần giải quyết. Dưới thẻ Heading này, bạn sẽ trả lời câu hỏi một cách súc tích.

  • Ví dụ: “Bạn đã làm SEO đúng cách chưa?”

Thẻ Heading dạng tuyên bố (Statement headings)

Loại Heading này sử dụng chủ ngữ và động từ để trình bày một ý hoàn chỉnh. Dưới đó, bạn có thể đưa ra sự đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến ban đầu, giúp khách hàng thêm hiểu biết.

  • Ví dụ: “SEO – Chìa khóa phát triển bền vững cho doanh nghiệp của bạn”

Thẻ Heading dạng chủ đề (Topic Heading)

Thẻ Heading này tập trung vào một cụm từ ngắn hoặc thậm chí chỉ một từ, sử dụng ý ám chỉ hoặc chơi chữ để kích thích sự tò mò của người đọc.

  • Ví dụ: “Bí mật không thể bỏ qua trong chiến lược SEO”

Tận dụng những phong cách viết thẻ Heading trên sẽ giúp bạn tạo ra những tiêu đề hấp dẫn và thu hút sự chú ý của độc giả. Chọn cách viết phù hợp với nội dung và mục tiêu của bạn, đồng thời tối ưu hóa để nâng cao hiệu quả và tạo nên ấn tượng mạnh mẽ trên trang web của bạn.

Kết luận

Trong bài viết này, tôi đã chia sẻ đầy đủ thông tin về khái niệm thẻ Heading là gì và cách sử dụng chúng để tối ưu hóa hiệu quả SEO Onpage. Hy vọng những kiến thức hữu ích này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của các thẻ Heading và cách đặt chúng một cách tối ưu trên công cụ tìm kiếm hàng đầu – Google.

Trả lời